TẢI NGAY ỨNG DỤNG VNHOW CHO ANDROID!

Cách sơ cứu cho người ngạt nước

Những ngày hè nóng bức này rất nhiều người giải nhiệt bằng cách đi tắm sông, tắm biển, tắm hồ bơi… Nhưng chẳng may bị vọp bẻ hay hụt chân thì rất dễ bị ngạt nước. Theo thống kê thì cứ đến mùa hè là tai nạn ở vùng sông nước lại tăng cao. Trong những trường hợp như vậy cần ứng phó nhanh để cứu người bị nạn.

Cách sơ cứu cho người ngạt nước

Các bước sơ cứu

Khi đưa nạn nhân lên bờ, hãy đặt chỗ nằm khô ráo, thoáng khí. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Lồng ngực còn di động nghĩa là nạn nhân còn thở được, lúc này nên đặt nạn nhân nằm ở tư thế an toàn, nghiêng một bên để nếu có nôn ói, chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi gây viêm phổi.

Nếu lồng ngực không di động nghĩa là nạn nhân đã ngưng thở, đầu tiên hãy thổi ngạt miệng qua miệng: 2 cái chậm. Nếu sau khi thổi ngạt, người bị nạn vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê, xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay.

Cần lưu ý, một người đã ngưng thở chỉ sống thêm được khoảng 5 phút, do vậy chúng ta phải tận dụng "thời gian vàng" này để hành động thật nhanh và bằng mọi cách tiến hành hà hơi thổi ngạt càng sớm càng tốt. Tốt nhất là cấp cứu thổi ngạt ngay khi vừa đưa đầu người bị nạn lên khỏi mặt nước. Nên tiếp tục động tác cấp cứu này trên đường chuyển tới cơ sở y tế cho đến khi nạn nhân tự thở lại được, việc cấp cứu này đôi khi mất cả hàng giờ hoặc lâu hơn.

Kĩ thuật hô hấp nhân tạo

Trước tiên, hãy móc và lau sạch chất nôn trong miệng nạn nhân. Sau đó thực hiện hà hơi thổi ngạt. Để thực hiện kỹ thuật này người cứu nạn ngồi bên trái. Bàn tay trái đỡ gáy, bàn tay phải để lên trán nạn nhân sao cho đầu nạn nhân ưỡn ngửa. Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải bóp mũi nạn nhân. Hít một hơi thở sâu, áp miệng vào miệng nạn nhân rồi dùng hết sức thổi vào phổi nạn nhân. Thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên là đúng cách.

Kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực cũng hết sức quan trọng. Nạn nhân phải được đặt trên một nền đất cứng trên bờ hay trên thuyền. Người cứu nạn quỳ bên phải nạn nhân. Đấm vào vùng trước tim 5 cái rồi bắt chéo hai bàn tay (trái dưới, phải trên), đặt lòng bàn tay lên phần dưới xương ức nạn nhân, ấn thật mạnh sao cho mỗi lần ấn, người khác có thể bắt thấy mạch ở cổ tay hay mạch đùi của nạn nhân, không sợ nạn nhân bị gãy xương sườn.

Nếu có hai người cứu nạn thì một người ấn tim, một người thổi ngạt. Nếu chỉ có một người cứu nạn thì vừa ấn tim, vừa thổi ngạt. Nguyên tắc là ấn tim 5 lần, thổi ngạt 1 lần đối với trẻ nhỏ còn nếu trẻ trên 8 tuổi và người lớn thì ấn tim 15 lần xen kẽ giữa 2 lần thổi ngạt. thực hiện động tác sơ cứu cho đến khi có mạch thì ngưng ấn tim nhưng vẫn tiếp tục thổi ngạt cho đến khi nạn nhân có thể thở trở lại.

Chú ý

  • Có nhiều người sơ cứu bằng cách xốc nước cho trẻ như cõng ngược trẻ trên lưng rồi chạy xa hàng trăm thước hoặc đặt trẻ lên trên chiếc lu, lăn qua lăn lại, đốt rơm trong lu, đây là việc làm sai lầm, cần tránh.

Từ khóa

Tham khảo

TẢI NGAY ỨNG DỤNG VNHOW CHO ANDROID!

Bài cùng chủ đề

Chủ đề khác

Y học thường thức
Giới tính
Sinh sản
Y học cổ truyền
Trẻ em
Người cao tuổi
Dinh dưỡng
Các loại bệnh
Thể dục